Hãy tưởng tượng một ngày nào đó bạn ở trong một khu vực có hỏa hoạn xảy ra. Bạn sẽ làm gì để thoát khỏi đám cháy? Sẽ thật khó khăn nếu như không có kiến thức cơ bản trong các trường hợp như vậy. Bài biết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp, cách thức hữu hiệu và đơn giản để bạn có thể chủ động ứng phó với những sự cố cháy nổ bất ngờ ập đến với mình.
Bạn cần làm gì khi có hỏa hoạn xảy ra?
Hỏa hoạn là một điều không ai muốn xảy ra, tuy nhiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cần thiết để không bị bất ngờ và hoảng sợ khi gặp phải những tình huống cháy nổ.
Dập tắt đám cháy nếu có thể
Nếu như đám cháy mới hình thành và ngọn lửa không quá lớn bạn có thể sử dụng bình chữa cháy cháy để dập tắt ngọn lửa theo các bước sau: giựt chốt an toàn, lia vòi tới hướng ngọn lửa và bóp tay cầm cho chất chữa cháy được xịt ra làm tắt ngọn lửa.
Với đám cháy lớn và đã làn rộng thì tốt nhất bạn nên tìm cách để thoát khói khu vực cháy càng nhanh càng tốt vì nếu bạn cố gắng ở lại dập lửa sẽ rất nguy hiểm.
Khói từ đám cháy bốc lên có chứa cả các khí độc, nếu bạn hít phải sẽ khiến bạn mất ý thức và ngất đi. Vì vậy nếu đã xác định không dập tắt được thì cần nhanh chóng rời khỏi nơi hỏa hoạn.
Thông báo cho mọi người
Chắc chắn lúc này bạn đang rất hoảng sợ và lo lắng nhưng hãy cố gắng hô hào, la lớn để chắc chắn mọi người trong khu vực đều biết và kịp thời ứng phó cũng như giúp đỡ bạn.
Nếu khu vực có chuông báo cháy chưa kịp hoạt động, hãy nhấn nút báo cháy ngay lập tức. Nếu được thông báo sớm thì cơ hội thoát nạn của bạn và những người khác sẽ được tăng cao hơn.
Nếu bạn chắc chắn trong căn phòng bị cháy không còn người thì nên đóng cửa phòng lại để khói trong phòng không thoát ra ngoài.
Nếu quần áo bạn bị bắt lửa
Trong lúc hỏa hoạn rất có thể quần áo bạn sẽ bị bắt lửa, lúc này bạn sẽ phải làm gì? Nếu bạn không có hiểu biết thì trong tình huống này rất dễ khiến bạn không kiểm soát được mình vì sợ hãi.
Đừng cố chạy vì gió sẽ làm lửa cháy lớn và nhanh hơn. Lúc này bạn cần nắm xuống đất, lăn qua lăn lại hoặc dùng chăn mền để che lên ngọn lửa, điều này sẽ ngăn chặn nguồn oxy duy trì sự cháy.
Sử dụng khăn ướt, khăn bịt mặt hay mặt nạ chống khói (nếu có), di chuyển sát mặt đất để hạn chế hít phải khói độc.
Nếu bạn bị kẹt trong phòng
Lúc này bạn cần nhạnh chóng bịt các khe hở bằng vải, chăn, mền thấm nước để khói không bay vào trong phòng.
Di chuyển ra khu vực gần cửa sổ hoặc ban công để có được không khí trong lành. Sử dụng quần áo, khăn màu để vẫy làm tín hiệu cho mọi người và lính cứu hỏa phát hiện ra bạn.
Nếu bạn được phát hiện càng sớm thì cơ hội được cứu thoát sẽ càng cao nên lúc này bạn cần bình tĩnh và sử dụng những kiến thức đã biết để giải cứu cho mình.
Khi đã thoát ra ngoài
Tuyệt đối không quay lại để lấy đồ đạc cho dù nó có quan trọng như thế nào vì bạn không thể biết những gì đang có bên trong.
Nếu còn người thân bên trong thì cần gọi sự giúp đỡ của cảnh sát cứu hóa và không nên tự ý xông vào cứu người vì có thể ảnh hưởng đến quá trình cứu hộ của lực lượng cứu hộ.
Có thể lúc thoát được ra bên ngoài bạn cảm thấy không sao, tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám lại để chắc chắn vì khói và khí độc có thể sẽ ảnh hưởng đến bạn trong những ngày sau đó.
Cách phòng tránh hỏa hoạn trong gia đình
Giữ an toàn trong bếp
Có rất nhiều vụ cháy nổ liên quan đến viêc nấu ăn trong nhà bếp, có nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng sẽ là mối nguy hại bất cứ lúc nào. Dưới đây là một số cách để giữ an toàn cháy nổ trong nhà bếp.
- Không để trẻ em trong nhà bếp mà không giám sát và luôn để chúng cách xa các loại bếp điện, bếp gas, lò nướng… khi nấu ăn.
- Nhớ tắt tất cả các thiết bị nấu ăn bằng điện và gas sau khi sử dụng.
- Luôn theo sát quá trình nấu ăn của mình, không nên làm thêm những việc khác khi đang nấu ăn.
- Giữ cho khăn lót nồi, khăn giấy, găng tay và các vật liệu dễ cháy sử dụng trong bếp xa các nguồn nhiệt.
- Không được sử dụng nước để chữa cháy đối với các đám cháy do dầu mỡ gây ra vì điều này có thể làm đám cháy bùng lên mạnh hơn và có thể gây nguy hiểm cho bạn.
- Nếu dầu ăn trong chảo bị bắt lửa, hãy tắt bếp ngay lập tức. Điều này vẫn thường xảy ra trong quá trình bạn xào đồ ăn, tuy nhiên không nên coi thường vì nếu lửa quá mạnh có thể khiến ngọn lửa bốc lên cao rất nguy hiểm.
- Nếu có lửa trong lò vì sóng của bạn, lập tức tắt điện và rút dây nguồn ra. Không nên mở cửa lò ra khi mà ngọn lửa chưa tắt hẳn.
Giữ an toàn trong nhà
Tuy không tiếp xúc với lửa nhiều như trong nhà bếp nhưng hầu hết các phòng trong nhà đều có nhiều hệ thống điện và các thiết bị điện tử có thể gây sự cố cháy nổ.
- Lắp đặt bảng điện không để bị quá tải
- Đảm bảo các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, TV và màn hình, không quá nóng. Không khí thông thoáng cũng giúp ngăn ngừa quá nhiệt và giảm nguy cơ hỏa hoạn.
- Thường xuyên kiểm tra xem tất cả các phích cắm được cố định chắc chắn trong các bảng điện và không có bụi tích tụ trong ổ cắm. Nếu bạn thấy hư hỏng, hãy gọi thợ điện chuyên nghiệp thay thế ổ cắm hoặc phích cắm.
- Giữ cho màn cửa, khăn trải bàn và khăn trải giường cách xa các thiết bị điện và ngọn lửa.
- Luôn nhớ dập tắt nến hay bất cứ ngọn lửa đang cháy nào khác trước khi đi ngủ.
- Không để các thiết bị điện như máy sấy tóc, máy duỗi tóc và máy tính xách tay trên giường.
- Nhớ tắt các thiết bị nhiệt như lò sưởi điện, máy duỗi tóc, bàn là trước khi đi ngủ hoặc ra ngoài.
- Hãy làm theo đúng hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng các thiết bị điện.
Trang bị bình chữa cháy
Các thiết bị pccc nói chung và bình chữa cháy nói riêng không chỉ cần thiết với các công ty, nhà xưởng, xí nghiệp mà còn là thứ không thể thiếu đối với mọi gia đình.
Nếu như bạn phát hiện hỏa hoạn sớm và có sẵn cho mình bình chữa cháy thì việc dâp tắt lửa sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
Bên cạnh đó bạn cũng cần trang bị cho mình cũng như các thành viên khác trong gia đình các kỹ năng cần thiết về việc sử dụng bình chữa cháy để phòng trường hợp gặp hỏa hoạn có thể tự xoay sở và biết cách dập lửa.
Hai loại bình chữa cháy đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là bình chữa cháy bột và bình chữa cháy khí CO2. Tùy vào môi trường sử dụng để bạn lựa chọn loại bình chữa cháy cho phù hợp.
Cả hai loại bình chữa cháy đều có thể chữa cháy cho các đám cháy bắt nguồn từ chất rắn, chất lỏng và chất khí nếu như bạn mua đúng loại.
Bình chữa cháy bột rất an toàn khi sử dụng nhưng nếu xịt vào thiết bị điện tử sẽ gây hư hại do bột còn vướng lại. Ngược lại, đối với bình CO2 khi sử dụng cần hết sức chú ý vì khí CO2 có thể gây bỏng lạnh khi xịt vào người nhưng không ảnh hưởng đến các thiết bị khác.
Với những kiến thức cũng như thông tin cần thiết mà chúng tôi chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn an tâm hơn cũng như chú ý trong các công việc và sinh hoạt hằng ngày của bản thân cũng như gia đình.